Văn phòng UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chánh Văn phòng UBND tỉnh yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nghiêm túc thực hiện tốt, một số nội dung như sau:

Trưởng các phòng, ban, đơn vị: Trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 18/KH-VPUBND ngày 19/4/2023 về cải thiện và nâng cao Chỉ số Hiệu quả quản trị Hành chính công (PAPI) năm 2023 của Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai.

Khuyến khích, phát huy tính năng động, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ quan, đơn vị; gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ với công tác thi đua, khen thưởng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo rõ quy trình giải quyết, thời gian và kết quả thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, có hiệu quả, chất lượng các mục tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm phục vụ doanh nghiệp và Nhân dân được tốt hơn, tạo niềm tin trong Nhân dân và doanh nghiệp.

Phòng Tổ chức Hành chính: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giúp cho CCVC nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ số PAPI, xem đây là một kênh thông tin khách quan, toàn diện, chỉ ra những việc làm được và chưa làm được, mức độ hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành.

Tham mưu Lãnh đạo Văn phòng đưa các nội dung thực hiện cải thiện, nâng cao Chỉ số PAPI, cùng với các Chỉ số: PAR INDEX, SIPAS vào chương trình chỉ đạo thực hiện thường xuyên, trọng tâm, là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, như: lĩnh vực đất đai; tài nguyên môi trường; đầu tư;… Tham mưu thực hiện cải thiện Chỉ số PAPI là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị và của mỗi công chức, viên chức hằng năm; Tăng cường tham mưu thực hiện công tác tự kiểm tra, đánh giá, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến Chỉ số PAPI, đặc biệt là việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức; cũng như các khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp.

Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính: Chủ trì tham mưu theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, địa phương đẩy mạnh rà soát, đơn giản hóa TTHC (bao gồm các TTHC theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước) nhằm cắt giảm đối với các TTHC còn rườm rà, không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng Cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương; Tích cực tuyên truyền đến người dân, tổ chức thực hiện hiệu quả việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; Chủ động, kịp thời, chính xác việc định hướng dư luận trong công tác tuyên truyền, thông tin tới người dân. Tăng cường cách thức truyền thông hai chiều, có tương tác với người dân; chỉ dẫn cách thức, địa điểm thời gian tiếp cận thông tin; hướng dẫn người dân xử lý thông tin.

Trung tâm Phục vụ Hành chính công: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ số PAPI bằng các hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự hưởng ứng, đồng thuận trong xã hội; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các sở, ban, ngành làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc điều chuyển cán bộ, công chức, viên chức có thái độ nhũng nhiễu, kéo dài thời gian giải quyết và thu thêm phí phát sinh ngoài quy định của pháp luật.

Căn cứ các nội dung nêu trên yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thuộc Văn phòng UBND tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện./.

BBT





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập