Những chế độ của cán bộ, công chức, viên chức (theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội)

*Một số căn cứ:

- Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20/11/2014;

- Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

A. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

I.Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao độngquy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 củaLuật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

a. Người làm việc theo hợpđồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theomột công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kểcả hợp đồng lao động được kýkết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của ngườidưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về laođộng;

b. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từđủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c. Cán bộ, công chức, viên chức;

d. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làmcông tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ. Sĩ quan, quân nhân chuyênnghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương nhưđối với quân nhân;

h. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điềuhành hợp tác xã có hưởng tiềnlương.

Như vậy tất cả cán bộ, công chức, viênchức, người lao động có hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thuộc Văn phòngUBND tỉnh (gồm cả các nhà khách và Trung tâm Hội nghị tỉnh) đều thuộc đối tượngáp dụng.

II. Điềukiện hưởng chế độ ốm đau

1.Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xácnhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượuhoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy địnhthì không được hưởng chế độ ốm đau.

2.Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

III. Thờigian hưởng chế độ ốm đau

1.Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (đối với người lao động quyđịnh Mục I), tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉhằng tuần và được quy định như sau: 

a)Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảohiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên; 

b)Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ytế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thìđược hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóngtừ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. 

2.Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngàydo Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a)Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b)Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tụcđiều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gianhưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3.Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với nhóm 5, Mục I căn cứ vào thời gian điềutrị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

IV. Thời gian hưởng chế độ khi con ốmđau

1.Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theosố ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

2.Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chếđộ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định như tại mục 1nêu trên.

Thờigian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngàylàm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

V. Mứchưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đautheo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật Bảo hiểmxã hội (Mục III và IV Phần A ở trên) thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mứctiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trườnghợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thờigian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉviệc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mứchưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

2.Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 củaLuật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng được quy định như sau:

a)Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉviệc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b)Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉviệc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c)Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉviệc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

3.Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của LuậtBảo hiểm xã hội thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội củatháng liền kề trước khi nghỉ việc.

4.Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo thángchia cho 24 ngày.

VI.Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chếđộ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật Bảohiểm xã hội (Mục III Phần A ở trên), trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lạilàm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻtừ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thờigian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngàynghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từcuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính chonăm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sửdụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sửdụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết địnhnhư sau:

a)Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốmđau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b)Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốmđau do phải phẫu thuật;

c)Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3.Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mứclương cơ sở.

 B. Chếđộ Thai sản

 I. Đối tượng áp dụngchế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản làngười lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 củaLuật Bảo hiểm xã hội (Mục I Phần A ở trên).

II. Điềukiện hưởng chế độ thai sản

1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợpsau đây:

a)Lao động nữ mang thai;

b)Lao động nữ sinh con;

c)Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d)Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ)Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e)Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, Mục II, Phần B phảiđóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khisinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3.Người lao động quy định tại điểm b khoản 1, Mục II, Phần B đã đóng bảo hiểm xãhội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thaitheo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóngbảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinhcon.

4.Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3, Mục II, Phần B màchấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểmsinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thaisản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểmxã hội (Hay V, VII, IX và khoàn 1 X Phần B này).

III. Thời gian hưởng chếđộ khi khám thai

1.Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần,mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mangthai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khámthai.

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngàylàm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

IV. Thời gian hưởng chếđộ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc pháthai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ địnhcủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa đượcquy định như sau:

a)10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b)20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c)40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d)50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. 

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 ở trên tính cảngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

V. Thờigian hưởng chế độ khi sinh con

1.Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinhcon là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứhai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thờigian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2.Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chếđộ thai sản như sau:

a)05 ngày làm việc;

b)07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c)Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thìcứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d)Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làmviệc.

Thờigian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trongkhoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3.Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ đượcnghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bịchết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉviệc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điềunày; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định củapháp luật về lao động.

4.Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham giabảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôidưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của ngườimẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hộinhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Mục II, Phần B màchết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thaisản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5.Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội màkhông nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương cònđược hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tạikhoản 1 Điều này.

6.Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặcgặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhậncủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chếđộ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7.Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 của MụcV này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

VI.Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

1.Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hútthai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thờiđiểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gianquy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội (Khoản 1, Mục V Phần Bnày). Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gianhưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chếđộ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉhằng tuần

2.Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con chođến khi con đủ 06 tháng tuổi.

3.Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản củalao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

VII. Thờigian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Ngườilao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độthai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng thamgia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội (Khoản 2 Mục II, Phần B này) thì chỉ cha hoặcmẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

VIII. Thờigian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

1.Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độthai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời giannghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a)07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

b)15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản. 

2.Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Mục VIII này tính cả ngàynghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

IX. Trợcấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Laođộng nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thìđược trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao độngnữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xãhội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh concho mỗi con.

X. Mứchưởng chế độ thai sản

1.Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35,36 và 37 của Luật Bảo hiểm xã hội (Mục III, IV, V, VI, VII, VIII phần B này)thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a)Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xãhội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp ngườilao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sảntheo quy định tại Mục III, IV và các khoản 2, 4, 5 và 6 Mục V, Mục VIII phần Bnày là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b)Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Mục III và khoản 2 Mục V phầnB này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c)Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợcấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Mục này, trường hợp có ngày lẻ hoặctrường hợp quy định tại Mục IV, Mục VIII Phần B này thì mức hưởng một ngày đượctính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trongtháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sửdụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3.Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện,thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Mục I Phần A và khoản 1 MụcII Phần B này.

XI. Laođộng nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1.Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tạikhoản 1 hoặc khoản 3 Mục V Phần B này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a)Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b)Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2.Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thờihạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quyđịnh tại khoản 1 hoặc khoản 3 Mục V Phần B này.

XII.Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

1.Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Mục IV, khoản1 hoặc khoản 3 Mục V Phần B này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc màsức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngàyđến 10 ngày.

Thờigian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngàynghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từcuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính chonăm trước.

2.Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Mục XII này dongười sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợpđơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng laođộng quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định nhưsau:

a)Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b)Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c)Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3.Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30%mức lương cơ sở.

C. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀNGHIỆP

I. Đốitượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đốitượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quyđịnh tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xãhội (Đối chiếu tại Mục I Phần A).

II. Điềukiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Ngườilao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b)Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầucủa người sử dụng lao động;

c)Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian vàtuyến đường hợp lý.

2.Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 MụcII này. 

III.Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Ngườilao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

2.Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 MụcIII này. 

IV.Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1.Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giámđịnh lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sauđây:

a)Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b)Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2.Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộcmột trong các trường hợp sau đây:

a)Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b)Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c)Bị nhiều bệnh nghề nghiệp. 

V.Trợ cấp một lần

1.Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợcấp một lần.

2.Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a)Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứsuy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b)Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợcấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì đượctính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việcđể điều trị.

VI.Trợ cấp hằng tháng

1.Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợcấp hằng tháng.

2.Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a)Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đócứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b)Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêmmột khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trởxuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội đượctính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khinghỉ việc để điều trị.  

VII. Thờiđiểm hưởng trợ cấp

1.Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 46, 47 và 50 của Luật bảo hiểm xãhội (Mục V, VI, IX Phần C này) được tính từ tháng người lao động điều trị xong,ra viện.

2.Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám địnhlại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từtháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa. 

VIII. Phươngtiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Ngườilao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức nănghoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnhhình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật. 

IX.Trợ cấp phục vụ

Ngườilao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặcmù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quyđịnh tại Điều 47 của Luật bảo hiểm xã hội (Mục 6 Phần C này), hằng tháng cònđược hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

X.Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

Ngườilao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bịchết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thìthân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

XI. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thươngtật, bệnh tật

1.Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặcbệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sứcphục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

2.Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng.

D. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

I.Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đốitượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 củaLuật bảo hiểm xã hội.

Hay Mục 1 Phần A  và các khoản e, g, i Khoản 1, Điều 2 của Luậtbảo hiểm xã hội:

 e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạsĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, côngan, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theohợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoàitheo hợp đồng;

i) Người hoạt động không chuyên trách ởxã, phường, thị trấn.

II. Điềukiện hưởng lương hưu

1.Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 củaLuật bảo hiểm xã hội (Tra tương ứng tại Mục I Phần A và I Phần D này), trừtrường hợp quy định tại khoản 3 Mục II này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảohiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợpsau đây:

a)Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đếnđủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi cóphụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c)Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xãhội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d)Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

 2.Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểmxã hội (Tra tương ứng tại Mục I Phần A và I Phần D này) nghỉ việc có đủ 20 nămđóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a)Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dânViệt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đếnđủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi cóphụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c)Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc khôngchuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc màcó từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì đượchưởng lương hưu.

4.Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợpđặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c vàđiểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Mục II Phần D này.

III. Điều kiệnhưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1.Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 củaLuật bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lênđược hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưuquy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Mục II Phần D này nếu thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

a)Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khảnăng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khảnăng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, namđủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảmkhả năng lao động từ 61% trở lên;

b)Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c)Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghềhoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2.Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểmxã hội khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khảnăng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với ngườiđủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Mục II PhầnD này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b)Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

IV. Mứclương hưu hằng tháng

1.Từ ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy địnhtại Mục II Phần D này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội quy định tại Mục X Phần D này tương ứng với 15 năm đóng bảohiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối vớinữ; mức tối đa bằng 75%.

2.Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủđiều kiện quy định tại Mục II Phần D này được tính bằng 45% mức bình quân tiềnlương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Mục X Phần D này và tương ứng vớisố năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a)Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b)Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sauđó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản nàyđược tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3.Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Mục IIIPhần D này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Mục IV này, sau đó cứmỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trườnghợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4.Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quyđịnh tại khoản 3 Mục II Phần D này được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hộivà mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóngbảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xãhội quy định tại Mục X Phần D này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểmxã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5.Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hộibắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Mục II và III Phần Dnày bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i Mục I Phần D vàkhoản 3 Mục II Phần D này.

V.Điều chỉnh lương hưu

Chínhphủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giátiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảohiểm xã hội.

VI. Trợcấp một lần khi nghỉ hưu

1.Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng vớitỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợcấp một lần.

2.Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số nămtương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thìđược tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

VII. Thờiđiểm hưởng lương hưu

1.Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểma, b, c, d, đ, e svà i khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội (Tra tương ứngtại Mục I Phần A và Mục I Phần D), thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghitrong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đãđủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

2.Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm hkhoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội (Tra tương ứng Mục I Phần A), thời điểmhưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiệnhưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3.Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xãhội (Tra tương ứng Mục I Phần D) và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểmxã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị củangười lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

4.Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểmhưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật bảohiểm xã hội (Tra tương ứng Mục I Phần A và Phần D).

VIII.Bảo hiểm xã hội một lần

1.Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội mà có yêucầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợpsau đây:

a)Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Mục II Phần D nàymà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Mục IIPhần D này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện;

b)Ra nước ngoài để định cư;

c)Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bạiliệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạnAIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d)Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luậtbảo hiểm xã hội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởnglương hưu.

2.Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảohiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a)1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho nhữngnăm đóng trước năm 2014;

b)02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho nhữngnăm đóng từ năm 2014 trở đi;

c)Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảohiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiềnlương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3.Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục VIII nàykhông bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừtrường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Mục VIII này.

4.Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết địnhcủa cơ quan bảo hiểm xã hội.

IX. Bảo lưu thời gianđóng bảo hiểm xã hội

Ngườilao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy địnhtại Mục II và III Phần D này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quyđịnh tại Mục VIII Phần D này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

X. Mứcbình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp mộtlần

1.Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy địnhcó toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tínhbình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưunhư sau:

a)Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân củatiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b)Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c)Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d)Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ)Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 nămcuối trước khi nghỉ hưu;

e)Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 nămcuối trước khi nghỉ hưu;

 g)Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quâncủa tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2.Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lươngdo người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3.Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiệnchế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hộitheo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quântiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thờigian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiềnlương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Mục X này.

XI.Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

1.Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lươngtháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89của Luật bảo hiểm xã hội(1) được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tạithời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hộitrước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Đốivới người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bìnhquân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tạikhoản 2 Mục này.

2.Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lươngtháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89của Luật bảo hiểm xã hội(2) được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giátiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

XII.Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

1.Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng,hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trongcác trường hợp sau đây:

a)Xuất cảnh trái phép;

b)Bị Toà án tuyên bố là mất tích;

c)Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của phápluật.

2.Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi ngườixuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trườnghợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bốmất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truylĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừnghưởng.

3.Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm ckhoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giảiquyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêurõ lý do.

                      

XIII.Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấpbảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư

1.Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài đểđịnh cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.

2.Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gianđã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từnăm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi thángđã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấpnhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3.Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng thángbằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.

E. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

I.Trợ cấp mai táng

1.Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấpmai táng:

a)Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội đang đóngbảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hộimà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b)Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thờigian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c)Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệphằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợcấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản1 Mục I này chết.

3.Người quy định tại khoản 1 Mục I này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thânnhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Mục I này.

II.Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1.Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Mục I Phần E thuộc một trong cáctrường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a)Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội mộtlần;

b)Đang hưởng lương hưu;

c)Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d)Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suygiảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2.Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Mục II này được hưởng trợ cấptuất hằng tháng, bao gồm:

a)Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng laođộng từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mangthai;

b)Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi,chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c)Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ củachồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang cónghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từđủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d)Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ củachồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang cónghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếudưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng laođộng từ 81% trở lên.

3.Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Mục II này phải không có thunhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theoquy định tại Luật bảo hiểm xã hội không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định củapháp luật về ưu đãi người có công.

4.Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấptuất hằng tháng như sau:

a)Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thânnhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b)Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm akhoản 2 Mục II này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân cónguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

III.Mức trợ cấp tuất hằng tháng

1.Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở;trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuấthằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2.Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Mục II Phần Ethì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trườnghợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Mục III này.

3.Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sautháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Mục I Phần E chết. Trườnghợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuấthằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

IV.Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Nhữngngười quy định tại khoản 1 và khoản 3 Mục I Phần E của Luật bảo hiểm xã hộithuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợcấp tuất một lần:

1.Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Mục II PhầnE;

2.Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Mục IIPhần E nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2Mục I Phần E;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theoquy định tại khoản 2 Mục II Phần E mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất mộtlần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khảnăng lao động từ 81% trở lên;

4.Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều3 của Luật bảo hiểm xã hội(3) thì trợ cấp tuất một lần được thựchiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

V. Mứctrợ cấp tuất một lần

1.Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảohiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hộiđược tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 thángmức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểmxã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấpnhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mứcbình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất mộtlần thực hiện theo quy định tại Mục X Phần D (Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội).

2.Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chếtđược tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởnglương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những thángsau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 thánglương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3.Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại thángmà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Mục I Phần E.

VI. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đốivới người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóngbảo hiểm xã hội tự nguyện

1.Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểmxã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiệnnhư sau:

a)Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởnglương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưuhằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm ikhoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội (Tra tương ứng Mục I Phần D);

b)Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằngtháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c)Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai tángđược thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ghi chú:

(1) :Quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội: “1. Người lao động thuộcđối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương thángđóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và cáckhoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề(nếu có).

Ngườilao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương thángđóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.”

(2) :Quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội: “2.Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sửdụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lươngvà phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mứclương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của phápluật về lao động.”

 (3): Quy định tại khoản 6 Điều3 của Luật bảo hiểm xã hội: “6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi,vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợhoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong giađình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quyđịnh của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”







Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập