Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

*Một số căn cứ:

-Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức, viên chức;

-Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiệnmột số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP;

-Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc banhành Quy định quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

-Luật viên chức ngày 15/11/2010.

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng ápdụng

-Công chức hành chính, công chức đang thực hiện chế độ tập sự, viên chức, ngườilao động tại các phòng, ban, đơn vị thuộc Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai;

-Công chức được tăng cường về làm việc tại Văn phòng UBND tỉnh;

-Người lao động làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng

a,Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn củatừng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, từng chức danh công chức;quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức của cơ quan; tập trung đào tạođỗi ngũ chuyên viên tham mưu, nghiên cứu, chú trọng đào tạo đối tượng là côngchức trong diện quy hoạch và công chức lãnh đạo quản lý.

b,Kết hợp giữa hình thức đào tạo tại các cơ sở đào tạo và đào tạo trong thực tiễncông tác theo hướng chuyên sâu, phối hợp chặt chẽ với công tác khác trong quảnlý, sử dụng công chức (tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí sắp xếp, quy hoạch, bổnhiệm, điều động, luận chuyển, …) để nâng cao hiệu quả đào tạo và chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức.

c,Việc xét chọn và cử cán bộ, CCVC và người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng đượcthực hiện công khai, dân chủ và đúng quy trình. Ưu tiên xét cử những cán bộCCVC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; thuộc diện chính sách; thuộc diện quy hoạchdự kiến bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức nữ.

d,Đề cao vai trò tự học và quyền của CBCCVC trong việc lựa chọn chương trình bồidưỡng theo vị trí việc làm;

e,Kết quả học tập là một trong những căn cứ để cơ quan xem xét bổ nhiệm, luânchuyển, bình xét thi đua khen thưởng khi có đủ điều kiện và nhu cầu.

3. Nội dung, hình thức đào tạo

a, Nội dung:

- Những nội dung chính đàotạo, bồi dưỡng gồm: Trình độ Trung cấp, cao đẳng, đại học, đào tạo sau đại học;lý luận chính trị; quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên, chuyên viênchính, chuyên viên cao cấp); kiến thức quốc phòng và an ninh (đối tượng 1, 2 ,3,4)…

- Kiến thức quản lýchuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiếnthức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, trình độ tin học, ngoại ngữ, …

b, Hình thức đào tạo

-  Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng) baogồm cả tham quan, khảo sát;

- Đào tạo dài hạn:Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ … (từ 01 năm trở lên theo hìnhthức tập trung, không tập trung, ngoài giờ hành chính).

4. Đào tạo, bồi dưỡng Lý luận chính trị

-Cán bộ, công chức Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm thực hiện các chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định của các cơ quan có thẩmquyền.

-Chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

+Chương trình lý luận chính trị cao cấp;

+Chương trình lý luận chính trị trung cấp.

-Công chức được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cần phải đạtnhững tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

+ Đối tượng: Trưởng, Phó phòngvà tương đương;

+ Là Đảng viên Đảng cộng sảnViệt Nam;

+ Là chuyên viên hoặc tươngđương trở lên;

+ Tốt nghiệp Đại học trở lên;

+ Nam từ 40 tuổi trở lên, nữ từ35 tuổi (đối với hệ không tập trung);

+ Nam dưới 40 tuổi, nữ dưới 35tuổi (đối với hệ tập trung). Có sự vận dụng tương đối linh hoạt đối với cáctrường hợp đặc biệt

5. Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạchcông chức

- Cán bộ, CCVC Văn phòng UBNDtỉnh phải được bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước ở ngạch tươngứng.

- Chương trình bồi dưỡng kiếnthức về quản lý hành chính nhà nước gồm:

+ Chương trình chuyên viên caocấp và tương đương;

+ Chương trình chuyên viênchính và tương đương;

+ Chương trình chuyên viên vàtương đương;

- Cán bộ, CCVC được cử đi thamdự các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước do các cơ sở đàotạo tổ chức để nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn ngạch và thi nâng ngạchcông chức cần phải đạt những tiêu chuẩn, điều kiện sau:

* Đối với lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chínhnhà nước chương trình chuyên viên cao cấp và tương đương:

+ Công chức ngạch chuyên viêncao cấp và tương đương (chưa có chứng chỉ chuyên viên cao cấp);

+ Cán bộ, CCVC làm việc trongcác tổ chức chính trị - xã hội có mức lương từ 5,02 trở lên;

+ Chuyên viên chính và tươngđương chuyên viên chính có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 04năm trở lên; có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức quản lýnhà nước chương trình chuyên viên chính;

* Đối với lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chínhnhà nước chương trình chuyên viên chính và tương đương:

+ Cán bộ, công chức lãnh đạocấp Sở và tương đương, cấp phòng và tương đương chưa có chứng chỉ chuyên viênchính;

+ Chuyên viên chính và tươngđương chuyên viên chính chưa có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên chính;

+ Chuyên viên và tương đươngchuyên viên đã có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên ( có thời gian giữngạch chuyên viên và tương đương 05 năm trở lên, đối với diện quy hoạch thì từ03 năm trở lên).

* Đối với lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chínhnhà nước chương trình chuyên viên và tương đương:

+ Cán bộ, công chức, viên chứchành chính giữ ngạch chuyên viên nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyênviên;

+ Cán bộ, công chức, viên chức hànhchính giữ ngạch cán sự có nhu cầu nâng ngạch chuyên viên (có thời gian giữngạch tối thiểu 03 năm);

+ Cán bộ, CCVC giữ ngạch nhânviên có nhu cầu thi nâng ngạch chuyên viên (có thời gian giữ ngạch tối thiểu 05năm).

- Đối với các trường hợp cóbằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sỹ quản lý hành chính công,Tiến sỹ quản lý hành chính công có giá trị thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theotiêu chuẩn ngạch chuyên viên; Bằng tốt nghiệp Thạc sỹ quản lý hành chính công,Tiến sỹ quản lý hành chính công có giá trị thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theotiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính.

6. Đào tạo, bồi dưỡng sau Đại học

a. Đối với cán bộ, công chức:

+ Có thời gian công tác từ đủ03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự và 02 năm liên tục liền kề trước thờiđiểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Không quá 40 tuổi tính đếnthời điểm được cử đi đào tạo trình độ đại học lần đầu;

+ Có cam kết thực hiện nhiệmvụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trongthời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian tham gia khóa đào tạo.

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợpvới vị trí việc làm.

b, Đối với Viên chức

+ Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghềnghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thờigian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợpvới vị trí việc làm.

7. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài

* Triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoàiđược thực hiện như sau:

- Đối với các chỉ tiêu đào tạo,bồi dưỡng ở nước ngoài được các bộ, ngành của Trung ương phân bổ: Cơ quan đượccấp có thẩm quyền phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nướcngoài lập hồ sơ, danh sách trích ngang cán bộ, công chức đề nghị cử đi học gửiSở Nội vụ để trình cấp có thẩm quyền quyết định (sau khi có văn bản trao đổicủa Sở Ngoại vụ);

- Đối với các khóa bồi dưỡngcán bộ, công chức ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách của tỉnh: Cơ quan, đơn vịđược cấp có thẩm quyền giao chủ trì tổ chức khóa bồi dưỡng có trách nhiệm xâydựng kế hoạch hợp tác bồi dưỡng chi tiết với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của nướcngoài; lập hồ sơ, danh sách cán bộ, công chức: và đề cử cán bộ, công chức làmtrưởng đoàn gửi Sở Nội vụ để trình cấp có thẩm quyền quyết định (sau khi có vănbản trao đổi của Sở Ngoại vụ);

- Kết thúc khóa đào tạo, bồidưỡng cơ quan được cấp có thẩm quyền phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài gửi kết quả tổ chức khóa học, kết quả họctập của cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về Sở Nội vụ, Sở Ngoạivụ để theo dõi, tổng hợp báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh.

* Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo ở nước ngoàikhi đảm bảo các điều kiện quy định sau đây:

- Không trong thời gian xemxét, thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; hoặc không thuộc một trong nhữngtrường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 củaChính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.

- Cán bộ, công chức được cử đibồi dưỡng ở nước ngoài khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 101/2017/NĐ-CPngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.

8. Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm

- Cán bộ, CCVC có trách nhiệmchủ động tìm kiếm, khai thác và đề xuất tham gia các chương trình đào tạo, bồidưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phươngpháp cần thiết để thực hiện tốt công việc được giao;

- Chương trình đào tạo, bồidưỡng:

+ Nhóm các vị trí lãnh đạo,quản lý gồm: Kỹ năng quản lý, điều hành công chức thực hiện nhiệm vụ; Kiếnthức, kỹ năng chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Nhóm các vị trí thực thi,thừa hành gồm: Kiến thức, kỹ năng tham mưu tổng hợp theo lĩnh vực được phâncông; Kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm thông tin, vật chất vàcác hoạt động khác.

9. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Nguồn kinh phí đào tạo, bồidưỡng của CBCCVC được thực hiện theo Điều 36, Nghị định số101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức và Điều 14, Quyếtđịnh số 29/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hànhQuy định quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứctrên địa bàn tỉnh Lào Cai.

10. Quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, CCVC khi được cửđi đào tạo

* Quyền lợi:

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đàotạo, bồi dưỡng trong nước:

+ Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thờigian và kinh phí theo quy định;

+ Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;

+ Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;

+ Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.

- Cán bộ, công chức, viênchức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quyđịnh của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.

- Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợiđược hưởng trên, còn đượchưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

* Trách nhiệm:

- Thực hiện các quy địnhvề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡngtrong thời gian tham gia khóa học.

- Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.

11. Đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng.

- Cán bộ, công chức được cử điđào tạo, bồi dưỡng theo chương trình sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước màkhông chấp hành các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, tùy theo tính chất và mứcđộ, phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng và các chi phí khác theo quy địnhcủa pháp luật.

- Cơ quan, đơn vị trực tiếpquản lý, sử dụng cán bộ, công chức có trách nhiệm thu hồi các khoản chi phí docán bộ, công chức đền bù khi vi phạm các quy định về đào tạo, bồi dưỡng tại Quyđịnh này.

- Chi phí đền bù, cách tính chiphí đền bù, điều kiện được tính giảm chi phí đền bù, quyết định đền bù, trả vàthu hồi chi phí đền bù thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩmquyền.







Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập